Danh mục
Trang chủ >> Chưa được phân loại >> Làm thế nào để sơ cứu người gãy xương khi không có Bác sĩ

Làm thế nào để sơ cứu người gãy xương khi không có Bác sĩ

Làm thế nào để sơ cứu người gãy xương khi không có Bác sĩ
Bình chọn:

Gãy xương là tình trạng phổ biến do tác động ngoại lực trong lúc di chuyển, vận động hoặc không may bị tai nạn. Và một trong những xuất hiện thường gặp trong tai nạn đó là gãy xương.

Làm thế nào để sơ cứu người gãy xương khi không có Bác sĩ
Làm thế nào để sơ cứu người gãy xương khi không có Bác sĩ

Chắc chắn khi đó bạn sẽ phải cần sự hỗ trợ của các Bác sĩ. Nhưng trước khi được nhân viên y tế điều trị thì bệnh nhân cần được sơ cứu trước để tránh những bất lợi sảy ra.

Phát hiện nguyên nhân và bộ phận gãy xương.

Trong nhiều trường hợp và có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương và tùy vào từng va chạm và tiếp xúc ngoại lực sẽ dẫn đến những bộ phận xương bị gãy. Đa phần trong các hoạt động bình thường các phần xương hay bị gãy nhất là các xương ở các chi và bộ xương sườn.

Tùy vào từng bộ phận xương mà người ta sẽ có cách sơ cứu người bị gãy xương khác nhau nhưng với những cách sơ cứu dưới đây sẽ giúp nạn nhân đỡ đau đớn và tránh những biến chứng sau khi được các Bác sĩ điều trị.

Việc làm đầu tiên bạn nên làm khi phát hiện nạn nhân bị gãy xương là rút ngay điện thoại và gọi cho nhân viên y tế để cẩn sự trợ giúp. Nếu nạn nhân gãy các xương chi như tay, chân mà có biểu hiện lòi ra. Nạn nhân ngừng thở hoặc không cử động, hãy thực hiện hồi sức tim phổi (ép ngực và hô hấp nhân tạo).

Trường hợp nạn nhân bị gãy xương và xương là rách thịt xuyên ra ngoài dẫn đến chảy máu phải tiến hành cầm máu cho nạn nhân.

Đối với cầm máu: Cần án chặt vết thương bằng băng vô trùng, hay các vật dụng sạch như quần áo mềm và sạch.

Giữ nguyên vùng bị tổn thương để tránh làm nạn nhân thêm bị nặng hơn. Không cố gắng làm xương trở lại vị trí cũ, cách tốt nhất là giúp nạn nhân nằm hoặc ngồi thoải mái. Đối với những người bị gãy xương chậu không được di chuyển nanm nhân. Nếu buộc phải di chuyển họ cần buộc hai chân của họ lại và đặt một cái khăn vào giữa cáng để khi xuống cáng có thể túm vào 2 đầu khăn.

Chườm nước đá để giảm đau và sưng cho nạn nhân nếu địa điểm ấy thuận lợi.

Đối với những người có dấu hiệu sốc, cần giữ ấm cơ thể cho nạn nhân, thay đổi tư thế ngồi nếu họ có dấu hiệu nôn.

Cố định chỗ xương bị gãy.

Hãy lấy áo của mình để cố định đoạn bị gãy xương điều này cực cần thiết đối với các xương chi. Không nên buộc hoặc nẹp quá chặt sẽ làm ảnh hưởng đến nạn nhân.Chờ cấp cứu và nhân viên y tế để xử lý tiếp.

(Theo ykhoaviet.edu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bị kiến ba khoang đốt phải làm sao?

Bị kiến ba khoang đốt phải làm sao?5 (100%) 1 vote Hiện đang là thời …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *