Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh tai mũi họng

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh tai mũi họng

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh tai mũi họng
5 (100%) 1 vote

Nhiều người nghĩ đau họng hay viêm mũi là mấy bệnh xoàng xĩnh, không cần thuốc điều trị cũng tự nhiên sẽ khỏi. Nhưng ít ai biết được rằng, bệnh ở tai mũi họng lại là khởi đầu của rất nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

vacxin-cum

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh tai mũi họng

  • Đa số các thuốc nhỏ mũi là thuốc giảm sung huyết do tác dụng co mạch. Vì vậy cần thận trọng ở người có bệnh lý tim mạch.
  • Trước khi dùng các thuốc nhỏ tai cần lau sạch tai để tạo điều kiện cho thuốc tiếp xúc tốt với vùng tổn thương.
  • Không dùng thuốc có thể gây bít tắt làm mủ trong tai không thoát ra được.
  • Các thuốc dạng bột phun rắc tai phải mịn, nguyên chất, dễ lấy ra khi cần.
  • Một số nhiễm trùng vùng hầu họng nặng, dùng các viên ngậm sát khuẩn tại chỗ không hiệu quả thì phải dùng kháng sinh đường toàn thân.
  1. Naphazolin:

Một số biệt dược: Nasex, Rhinex …

Chỉ định: viêm mũi, viêm xoang, viêm kết mạc sau phẫu thuật, xuất tiết ống tai, ngạt mũi, sổ mũi.

Không dùng trong bệnh tăng huyết áp, mạch nhanh, xơ cứng mạch, người có thai, trẻ dưới 7 tuổi. Không dùng nhỏ mũi liên tục trong thời gian dài vì có thể gây hiện tượng “nẩy ngược”.

Thuốc có thể gây nóng rát, khô niêm mạc mũi, nhức đầu, mắc ói, mất ngủ, hồi hộp …

  1. Xylometazoline:

Một số biệt dược: Otilin, Otrivin, Otdin, Eftinas …

Chỉ định cho các trường hợp: ngạt mũi, sổ mũi, phù nề niêm mạc mũi do viêm xoang, viêm mũi.

Chống chỉ định: mẫn cảm với Xylometazoline, tăng nhãn áp, có thai, đang cho bú, trẻ dưới 7 tuổi.

Độc tính thấp hơn Naphazolin, thuốc có thể gây nóng rát ở mũi, khô niêm mạc mũi, đau rát họng, mắc ói, nhức đầu, ban da …

  1. Tyrothricin:

Một số biệt dược: Tyropas, Tyrotab, Mekotricin …

Chỉ định: viêm họng, đau rát họng.

Không dùng khi mẫn cảm với Tyrothricin, trẻ dưới 3 tuổi.

  1. Acid boric:

Thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ, săn se niêm mạc.

Thuốc được dùng để sát khuẩn tai-mũi-họng, rửa vết thương, sát khuẩn trong phụ khoa.

ho-ga

  1. Natri borat:

Tên khác: hàn the.

Một số biệt dược: Glyceborine, Borax, Denicol …

Chỉ định: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, tưa lưỡi.

Không dùng khi mẫn cảm với acid boric, suy gan, thời kỳ đang có thai, đang cho con bú.

  1. Nhóm kháng nấm candida:

Theo chuyên gia Y khoa Việt Nam thuốc dùng điều trị và dự phòng nhiễm candida ở khoang miệng, hầu và đường tiêu hóa.

Cách dùng: dùng ngón tay quấn gạc, rơ vào vùng bị nhiễm nấm. Cố gắng giữ thuốc trong miệng càng lâu càng tốt. Tiếp tục ít nhất một tuần sau khi hết các triệu chứng.

Một số chế phẩm:

  • Nystatin: biệt dược: Nyst…
  • Miconazole: biệt dược: Daktarin oral…
  •  Clotrimazole: Một số biệt dược: Clenorush, Candid mouth paint…

Có thể bạn quan tâm

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *