Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Tìm hiểu những tác dụng của cây Mơ tam thể đối với sức khỏe con người

Tìm hiểu những tác dụng của cây Mơ tam thể đối với sức khỏe con người

Tìm hiểu những tác dụng của cây Mơ tam thể đối với sức khỏe con người
5 (100%) 2 votes

Mơ tam thể hay còn được gọi với một số tên khác là Mơ leo, Dây mơ lông…đây là một loại cây thuộc loại dây leo được các bác sĩ y học cổ truyền vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ.

Mơ tam thể với vô số lợi ích mang lại cho sức khỏe con người

Mơ tam thể với vô số lợi ích mang lại cho sức khỏe con người

Mô tả sơ lược về cây Mơ tam thể

Mơ tam thể là loại cây thuộc họ Cà phê – Rubiaceae, có tên khoa học: Paederia tomentosa. Đây là loại dây leo, lá mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài, mặt lá hay bị nấm Aecideium paederiae ăn hại. Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở lá hoặc đầu cành. Mơ tam thể thường ra quả vào tháng 8 đến tháng giêng năm sau, quả mọc hình cầu có đài tồn tại màu vàng nâu, bóng. Cây ra hoa tháng 7-11 dương lịch hàng năm.

 Theo Y học cổ truyền, Mơ tam thảo có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có công dụng Khu phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, giảm đau, chống ho , giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.

Thành phần hóa học có trong cây Mơ tam thể

Về thành phần hóa học, các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Mơ tam thể có chứa các chất như scanderoside, asperuloside, paederoside, acid paederosidic, deacetylasperuloside, arbutin.

Mơ tam thể và một số bài thuốc chữa bệnh

Mơ tam thể là loại cây thường mọc hoang phân bố nhiều ở nước ta

Mơ tam thể là loại cây thường mọc hoang phân bố nhiều ở nước ta

  • Chữa chấn thương đòn ngã: Rễ cây mơ leo tươi 60g sắc với rượu, trong uống ngoài xoa bóp.
  • Trị viêm da thần kinh, chàm, ngứa toàn thân: Ngọn hoặc cành lá non lượng thích hợp giã nát xoa xát vào chỗ tổn thương, ngày vài lần, mỗi lần 5-10 phút.
  • Chữa Cam tích trẻ em (suy dinh dưỡng): Dùng rễ hoặc dây, lá mơ leo 30 g tươi hoặc 15 g khô hầm với dạ dày lợn 1 cái hoặc 2 cái (hoặc với mề gà) chia nhiều lần ăn trong ngày.
  • Trị Lỵ trực khuẩn (phân lẫn máu):  Lá mơ leo rửa sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà bọc lá chuối nướng, rán khô (không dùng dầu mỡ). Ăn liên tục 2-3 ngày. Hoặc rễ dây mơ leo 100g hầm với thịt lợn nạc để ăn với cơm.
  • Trị tiêu chảy:  Dây lá mơ leo tươi 30g sắc uống.
  • Chữa ăn không tiêu gây đau tức thượng vị:  Dùng rễ hoặc dây mơ leo tươi 30g -60g hoặc 10g -20 g khô, sắc nước uống trong ngày.
  • Phong thấp đau nhức khớp xương: Rễ hoặc dây, lá 30g -60 g. Sắc với rượu, trong uống ngoài xoa bóp.
  • Trị lị trực trùng Shiga Lá mơ tam thể 30g -50 g, trứng gà 1 quả. Lá mơ lau sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà, bọc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt lên chảo mà rán cho thơm. Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày. Thời gian điều trị trung bình 7 ngày.
  • Chữa chứng Zona (giời leo): dây lá mơ leo lượng thích hợp, giã nát xoa xát, đắp lên chỗ bị bệnh, ngày vài lần.
  • Dùng thay cây lá mơ tam thể để làm thuốc chữa bệnh khi cần thiết:  Không nên làm rau thơm gia vị thay mơ tam thể vì cảm quan không đẹp, mùi không thơm như lá mơ tam thể.

Trên đây là một số thông tin hữu ích và những đơn thuốc chữa bệnh của cây Mơ tam thể do các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM chia sẻ, mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về những lợi ích mà cây mang lại cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức y học bổ ích có thể vận dụng khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân và cách điều trị5 (100%) 1 vote Bệnh khô mắt …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *