Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra cách ngăn ngừa ung thư, do đó để có một cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bạn nên thay đổi từ chính chế độ ăn uống.
- Ăn chay có thực sự tốt cho bệnh nhân ung thư?
- Những quan điểm sai lầm khiến bệnh ung thư không bao giờ thuyên giảm
- Bệnh ung thư nào đang có tỷ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam?
Thịt đỏ luôn loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Hạn chế việc ăn thịt
Ngày nay nhiều bằng chứng chỉ ra rằng ăn thịt đỏ có nguy cơ cao mắc ung thư. Đặc biệt là bệnh ung thư ruột. Do đó, để giảm nguy cơ mắc ung thư, chúng ta phải đặt ra mục tiêu ăn không quá 500g (trọng lượng đã nấu chín) thịt đỏ. Bên cạnh đó chúng ta nên hạn chế việc ăn những loại thịt đã được chế biến sẵn, đồ đóng hộp, khô bởi có thể sản sinh hợp chất gây ung thư.
Chú ý trong cách chế biến
Không nên nấu thực ăn ở nhiệt độ cao, ninh nhừ, chiên rán, nướng vì chúng có nguy cơ hình thành nên các chất gây ung thư. Ngoài ra những thực phẩm ôi thiu, nấm mộc từ các loại củ quả, hạt cũng cần loại bỏ.
Hãy cố gắng sử dụng các nguyên liệu tươi ngon và tự nhiên để nấu nướng. Vừa giúp giữ lại giá trị dinh dưỡng cao, vừa giúp giảm thiếu nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Không chỉ làm gia tăng mắc bệnh ung thư đồ uống có còn là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh khác
Tránh xa đồ uống có cồn
Giảng viên Cao đẳng Dược đã đưa ra khuyến cáo về việc, mọi người nên hạn chế uống rượu, bia càng nhiều càng tốt để phòng ngừa ung thư. Loại đồ uống này sản sinh ra oxy phản ứng có thể làm tổn thương ADN, protein và lipid hoặc chất béo trong quá trình oxy hóa. Chất này cũng làm suy yếu khả năng phá vỡ và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến nguy cơ ung thư.
Đồ uống có cồn cũng được biết đến với khả năng làm tăng lượng oestrogen – một hormon làm tăng nguy cơ ung thư vú. Bia, rượu cũng có thể chứa nhiều chất gây ung thư như nitrosamine, sợi amiang, phenol và hydrocarbon ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản.
Nên giảm muối
Ăn quá nhiều muối có thể có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng như tăng huyết áp. Chỉ nên ăn dưới 5g muối mỗi ngày.
Bạn có thể từ từ giảm lượng muối ăn vào đến mức ít nhất có thể. Kiểm tra nhãn thực phẩm và chọn thực phẩm có hàm lượng natri thấp hơn. Cố gắng chế biến thực phẩm khi còn tươi, sử dụng gia vị và thảo mộc thay cho muối để tạo hương vị.
Nên tăng cường ăn những loại thực phẩm tươi, hạn chế đồ đông lạnh. Bên cạnh việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, chúng ta cũng nên chú ý đến việc tập luyện thể dục, thể thao để tăng sức đề kháng. Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Hiện nay nước ta đang có tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao. Vì thế để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh chúng ta nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn