Danh mục
Trang chủ >> Kiến thức Y học >> Cây mật gấu là vị thuốc chữa bách bệnh hay chỉ là tin đồn?

Cây mật gấu là vị thuốc chữa bách bệnh hay chỉ là tin đồn?

Cây mật gấu là vị thuốc chữa bách bệnh hay chỉ là tin đồn?
5 (100%) 6 votes

Thời gian vừa qua có nhiều thông tin về tác dụng thần kỳ của cây mật gấu và rộ lên phong trào trồng cây mật gấu làm thuốc chữa bệnh. Vậy thực hư chuyện cây mật gấu chữa được bách bệnh là đúng hay sai?

cay mat gau

Cây mật gấu với tin đồn trị bá bệnh

Cây mật gấy thời gian vừa qua trở thành cơn sốt, nhà nhà đều trồng cây bởi nhiều người đồn rằng cây mật gấu tốt lắm, hay lắm, thuốc từ cây mật gấu chữa được nhiều bệnh như ung thư, huyết áp, tiểu đường, tim mạch,….Tuy nhiên đây chỉ là lời đồn truyền miệng và để hiểu đúng về vị thuốc này chúng ta hãy cùng chuyên mục Kiến thức Y học tìm hiểu về tác dụng dược lý của cây mật gấu.

Cây mật gấu tên khoa học là gì?

Cây mật gấu còn được gọi là cây lá đắng, hoàng liên ô rô, hoàng bá gai có tên khoa học là Mahonia bealei. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoàng liên gai, là cây bụi lớn, có thể cao đến 8m.

Theo các nguyên cứu của y học hiện đại thì trong thân cây mật gấu chứa rất nhiều thành phần với các tác dụng khác nhau. Các chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside gây ra vị đắng của lá cây. Bên cạnh đó, nó cũng có các hợp chất có tác dụng kháng ung thư như terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone…

Ngoài ra, cây lá đắng còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng như magnesium, chromium, selenium, sắt, đồng, kẽm, vitamin A, E, C, B1, B2… đem lại nhiều hiệu quả tốt cho cơ thể.

Theo dược sĩ Truong Cao dang Duoc Sai Gon thì trong thân cây mật gấu có từ 0,35 đến 2,5% becberin. (Becberin là thành phần để chế thuốc chống đi ngoài phân lỏng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa).

Y học cổ truyền dùng mật gấu trị bệnh gì?

Là một loại thảo dược khá mới mẻ với ngành Y học cổ truyền nên ít có tài liệu đề cập đến cây mật gấu. Có một số lương y đăng đàn trả lời câu hỏi về cây mật gấu nhưng không qua thực tế lâm sàng mà chỉ dựa vào tài liệu nước ngoài.

Trả lời về dược tính của một vị thuốc Đông Y mà không dựa vào kiểm nghiệm thực tế, các vị lương y trên đã tiếp tay cho phường ác nhân khi tung hô thái quá để biến người bệnh thành con mồi và vật thí nghiệm cho chúng.

Cây mật gấu có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết tán ứ, khu trùng. Thường dùng trị viêm gan vàng da cấp tính, viêm túi mật cấp, viêm ruột, lỵ, đòn ngã tổn thương.

Công dụng của cây mật gấu chỉ có như vậy thôi. Không thần kỳ như nhiều người đồn thổi, nào là trị bách bệnh, bệnh nặng đến đâu uống vào cũng khỏi, không bệnh uống vào giúp phòng bệnh sống lâu.

Tác dụng phụ của cây mật gấu gây nhiều biến chức nguy hiểm

Theo những lưu ý của cô Thanh Hậu, giảng viên Y học cổ truyềnTrường – Cao đẳng Y Dược Pasteur: “Cây mật gấu là cây thuốc chữa bệnh, nếu dùng tùy tiện có thể dẫn đến trụy mạch”.

Trụy mạch là hiện tượng huyết mạch bị đảo lộn, lúc tăng, lúc giảm dẫn đến chứng tăng huyết áp và giảm huyết áp. Cả hai đều rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tai biến nhẹ thì liệt nửa người, nặng thì liệt toàn thân.

tang huyet ap

Dùng cây mật gấu sai cách khiến mạch bị đảo lộn

Lương y Công Định cũng chia sẻ: “Nhiều người mắc cùng lúc nhiều bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, đau nhức xương khớp, thiếu máu lên não trước đó đều có dùng cây mật gấu”.

Thường cây thuốc có công dụng trị viêm có tính kháng sinh. Cây mật gấu trị viêm gan, là có tính kháng sinh. Đã là kháng sinh thì không được tự ý dùng, không được dùng quá liều, không được dùng kéo dài. Bằng không sẽ bị phá máu huyết, làm suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể sẽ hốc hác, đổ đa chứng bệnh mà không rõ nguyên do.

Theo khuyến cáo của của các chuyên gia về Sức Khỏe, hiện nay cây mật gấu bị nhiều người thổi phồng công dụng như trị bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,… khiến nhiều người lầm tường dẫn đến tiền mất tật mang.Vì vậy đừng sùng bái những cây thuốc mà mình chẳng biết tác dụng của nó đến đâu nếu không muốn nhận lấy hiểm họa chết người.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ nào?5 (100%) 1 vote …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *